Ngày hội Văn hóa Việt Nam – Nhật Bản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  • 02/10/2023
  • 196
Cỡ chữ: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+) Nghe

Ngày hội tái hiện không gian Văn hóa Việt – Nhật với 34 gian hàng giới thiệu Văn hóa hai nước được bố trí quanh khuôn viên của Nhà Truyền thống Cách mạng TP. Vũng Tàu. Nét Văn hóa truyền thống của người Việt được thu nhỏ qua các gian hàng: Các sản phẩm nông sản của người Việt, Ẩm thực Việt Nam, thầy đồ viết thư pháp, khu uống trà đạo,… Bên cạnh đó là các gian hàng mang đậm nét Văn hóa Nhật Bản với chú mèo máy Doraemon, xếp giấy origami, làm bánh Wagashi, búp bê đậm phong cách Nhật,… khiến nhiều bạn trẻ thích thú.

          

    

    
  
Một số hình ảnh các gian hàng trong ngày hội

 

            Để giới thiệu thêm những nét đẹp của Văn hóa Việt Nam, gian trưng bày của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh BR-VT đã mang đến cho du khách một không gian Văn hóa Việt – Nhật vô cùng độc đáo và mới lạ với 2 mô hình Xếp Sách nghệ thuật: Mô hình Tháp Rùa - Hà Nội (Biểu tượng cho Việt Nam) và tháp năm tầng Chùa Kofukuji (Biểu tượng cho Nhật Bản). Tại gian trưng bày, người xem được giới thiệu về nét đẹp Văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt có từ thời Hùng Vương – Tục ăn trầu - nghi thức xã giao - biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, tình nghĩa anh em gắn bó keo sơn và trầu cau được xem là lễ vật quan trọng trong các nghi lễ truyền thống của người Việt như ma chay, cưới hỏi… Các hiện vật được trưng bày như trầu têm cánh phượng, cối giã trầu, bình vôi…, giúp du khách hiểu rõ hơn về tục ăn trầu ở Việt Nam. Cùng với “Tục ăn trầu”, tại khu vực triển lãm còn trưng bày những hình ảnh, nét đẹp Văn hóa đặc trưng của cư dân miền biển đó là các lễ hội Văn hóa truyền thống gắn với đời sống Văn hóa, tín ngưỡng của ngư dân như lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Dinh Cô, Lễ Hòn Bà… Bên cạnh đó, để tìm hiểu thêm về Văn hóa, lịch sử, đất nước con người Việt Nam, Nhật Bản và Quan hệ ngoại giao giữa hai nước, gian trưng bày vòn giới thiệu sách liên quan đến chủ đề “Việt – Nhật đồng hành, hướng tới tương lai, vươn tầm thế giới” cho du khách trong và ngoài nước. Trong không gian tràn ngập sắc hoa, đèn lồng và hình ảnh kiến trúc đậm chất Nhật Bản, các liền anh, liền chị đã cất lên những làn ca Quan họ giao duyên mang nét đặc trưng của Văn hóa dân gian Việt Nam.

Hình ảnh tại gian trưng bày bày của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh BR - VT

                 


  


  

Bằng cách tạo ra một không gian Văn hóa Nhật Bản thu nhỏ tại Việt Nam, nơi du khách có thể nhìn, nghe và trải nghiệm Văn hóa Nhật bản một cách gần gũi và chân thực. Ngày Hội đã mang lại cho du khách cái nhìn sâu sắc và mới mẻ hơn về mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản không chỉ bền vững cùng thời gian mà còn ngày càng phát triển.

NGUYỄN THỊ LOAN

Phòng nghiệp vụ - Thư viện Tỉnh BR-VT

  • Phan Thị Cẩm Nhung

Mới nhất

Sáng ngày 11/11/2025, Chi bộ Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) đã tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2027 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm kỳ 2022 – 2025 và xây dựng mục tiêu, phương hướng cho hoạt động nhiệm kỳ 2025 – 2027; đồng thời bầu ra Chi ủy nhiệm kỳ mới để lãnh đạo, chỉ đạo Chi bộ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đề ra.

Sáng ngày 10/10, tại Trường THCS Nguyễn Du (TP. Bà Rịa), UBND tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”. Tham dự Lễ khai mạc có bà Hồ Thị Ánh Tuyết - Bí thư Tỉnh Đoàn; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Hội Khuyến học các địa phương và đông đảo các em học sinh của trường THCS Nguyễn Du.

Thực hiện Kế hoạch số 518-KH/BTGTW ngày 16 tháng 8 năm 2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Xem nhiều nhất

“108 câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn” - Ngay từ tiêu đề của cuốn sách chúng ta đã thấy hai từ “Đạo lý”. Vậy “đạo lý” là gì mà mỗi con người luôn cần hướng đến?

Hướng về cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Quán triệt quan điểm đó, Thư viện huyện Châu Đức luôn xác định Thư viện xã, thị trấn là cánh tay nối dài giúp cho Thư viện huyện phục vụ được tất cả người dân trên địa bàn, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa - nơi mà người dân còn khó khăn khi tiếp cận thông tin mới. Trong những năm qua, Thư viện huyện Châu Đức luôn chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, huy động nhiều nguồn lực để xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, đẩy mạnh hoạt động luân chuyển nhằm đưa sách báo đến tận tay người dân ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn